Nhóm Vào Đời - Giáo xứ Thanh Đa
"Lẽ sống của tôi là chính Đức Kitô" (Pl. 1, 21)
"Lẽ sống của tôi là chính Đức Kitô" (Pl. 1, 21)
- Nhưng mà con đang gọi đến Ta.
- Con gọi đến Ngài? Không, đâu phải vậy, chúng con luôn cầu nguyện như thế: Lạy Cha chúng con ở trên trời…
- Đó, thêm một lần nữa con lại gọi Ta đến, muốn thưa một chuyện gì? Nào hãy bắt đầu đi! -
Lạy Cha chúng con ở trên trời…
Chúa:
- Con gọi gì vậy?
- Đừng có ngắt ngang, con đang cầu nguyện.
Con:
Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng…
- Con có nói thiệt không đấy?
- Con nói thiệt cái gì?
- Nói thiệt là nguyện cho Danh Ta cả sáng. Ý nghĩa của câu này là gì con biết không?
- Nó có nghĩa là... là... Trời ơi, làm sao con biết được nghĩa là gì?
- Nó có nghĩa là con tôn thờ Ta và Ta là người quan trọng duy nhất, với một danh xưng luôn được tôn kính.
- Vậy à, con hiểu rồi. Thôi để con cầu nguyện tiếp: Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời...
- Con có làm như vậy thật không?
- Làm như ý Cha hả, đương nhiên rồi. Con đi tham dự thánh lễ Chúa nhật đều đặn, con giúp cho giáo xứ, luôn tham gia sứ vụ làm cho khuôn mặt Giáo Hội đẹp hơn và luôn đóng góp cho những việc từ thiện, luôn mua vé số giúp người nghèo! ...
- Ta muốn con làm thêm hơn nữa. Ta muốn con ổn định lại cuộc sống của con. Muốn con bỏ đi những thói quen tật xấu để khỏi làm phiền đến người khác, muốn con nhìn thấy suy nghĩ của người khác và biết suy nghĩ cho người khác, để mọi người chung quanh con được giúp đỡ, và để mọi người nhận biết được chân lý. Ta muốn con chữa lành cho những người bệnh tật, muốn con làm cho những người đói được no đầy, những người đau khổ được an ủi, những kẻ tù đầy được tự do. Vì tất cả những gì con làm cho họ, là con làm cho chính Ta.
- Tại sao Ngài lại trách móc những điều này nơi con? Ngài thử nghĩ xem, trong nhà thờ còn bao nhiêu kẻ giả hình đang ngồi đó? Ngài hãy nhìn kỹ đi kìa!
- Xin lỗi nhá! Ta cứ tưởng con cầu nguyện cho vương quốc của Ta trị đến và ý của Ta được thể hiện. Vậy hãy bắt đầu từ nơi bản thân mình, là người cầu nguyện những điều ấy. Khi nào ý của con giống như ý của Ta thì lúc đó con mới xứng đáng là người rao giảng Tin Mừng về vương quốc của Ta.
- Con thông hiểu rồi, vậy Ngài hãy để cho con cầu nguyện tiếp tục: Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày.
- Nhưng con đang nặng cân quá rồi. Điều con đang cầu nguyện nói lên trách nhiệm của con đối với hàng triệu người đang đói khổ trên thế giới, hãy lo cho họ thức ăn đầy đủ hằng ngày.
- Xin Cha tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con!
- Vậy đối với anh cùng sinh hoạt với con, với chị con gặp hằng ngày, với người hàng xóm, người đồng nghiệp, kẻ đi đường... của con thì sao?
- Ngài đừng có nhắc đến cái thằng khốn nạn ấy! Ngài biết mà, nó đã nhục mạ con trước mặt mọi người. Nó kiêu căng phách lối, mỗi khi thấy mặt nó là đã làm cho con bực tức. Nó cũng biết điều đó nhưng nó không tôn trọng con. Nó chỉ chọc giận con thôi, nó là cái thằng đáng ghét.
- Ta biết! Ta biết! Nhưng mà lời cầu nguyện của con?
- Thật ra con đâu nghĩ như vậy.
- Ít ra thì con đã thật lòng. Con có vui không khi luôn mang theo trong lòng của mình nhiều cay đắng và sự ác cảm?
- Không… Nhưng thằng đồng nghiệp làm cho con muốn bệnh luôn.
- Ta muốn chữa cho con. Hãy tha cho người anh em ấy và cho chính con. Về con, Ta đã tha cho con trước rồi. Sự kiêu căng và hận thù là tội của họ không phải của con. Có thể con sẽ mất tiền, mất danh dự, tiếng tăm, mất nhiều cơ hội, mất tự do, không thoải mái, .... nhưng trong trái tim của con tràn đầy an bình.
- Không biết con có thể vượt qua được thử thách này không?
- Ta sẽ giúp con.
- Xin chớ để chúng con sa trước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
- Không có điều gì tốt hơn điều đó. Hãy nêu lên những con người hoặc sự việc làm cho con bị cám dỗ.
- Ý Ngài muốn nói gì?
- Con biết những khuyết điểm của con mà: sự ngang tàng, cách xài tiền, tính dục, sự tức giận, ích kỷ, mập mờ (không rõ ràng hay né tránh sự thật), xét đoán, hiểu lầm, khinh người, thiếu tôn trọng anh em con & chính con, im lặng (đôi khi cũng là một cám dỗ lỗi bác ái khi đó là lỗi, sai lầm của anh em)... Đừng để cho bị cám dỗ! Cố gắng lên con nhé! Hãy biết rằng Ta luôn ở bên con!
- Con nghĩ đây là Kinh Lạy Cha khó nhất mà từ hồi nào đến giờ con đã đọc. Nhưng kinh này có liên quan đến cuộc sống của con.
- Tốt lắm, con đã hiểu ra! Con hãy cầu nguyện cho xong đi!
- Amen!
- Đó là Ta! Khi con tin tưởng, khi con xác nhận, thì Hình Ảnh Ta rõ ràng hơn, đẹp hơn - trong thế giới này, trong tâm hồn con, với tự do của con (dù Ta hằng có, Ta vẫn hiện diện). Con biết điều gì làm cho Ta vui không? Khi mọi người và ngay chính con bắt đầu ý thức tôn trọng Ta và nghiêm túc khi đọc Kinh Lạy Cha, làm theo lời Ta dạy và làm theo ý Ta. Nếu mọi người nhận ra được sứ mạng của mình là sự chuẩn bị cho nước Ta trị đến ngay giữa thế gian thì chính đó cũng là điều sẽ làm cho mọi người được hạnh phúc và bình an.
(Suu Tam)
Our thinking -- God's Promise
It is impossible - All things are possible (Lk 18,27)
I am too tired - I will give you rest (Mt 11, 28-30)
Nobody really loves me - I love you (Jn 3,16)
I can't go on - My grace is sufficient (2Cr 12,9)
I can't figure things out - I will direct your steps (Proverb 20,24)
I can't do it - You can do all things (Pl 4,13)
I am not able - I am able (2Cr 9,8)
It's not worth it - It will be worth it (Rm 8,28)
I can't forgive myself - I forgive you (1Jn 1,9; Rm 8,1)
I can't manage it - I will supply all you need (Pl 4,19)
I am afraid - I have not given you a spirit of fear (2Tm 1,7)
I've always worried and frustrated - Cast all your care on me (1Pt 5,7)
I haven't enough faith - I've given everyone a measure of faith (Rm 12,8)
I'm not smart enough - I give you wisdom (1Cr 1,30)
I feel so alone - I will never leave you nor forsake you (Hebrews 13,5)
Những cực hình bí mật Chúa Giêsu phải chịu
Xưa nay, người ta thường chú ý tới những đau khổ Chúa Giêsu phải chịu qua 14 chặng đàng Thánh Giá, khởi đầu từ Philatô xét xử cho đến khi Chúa trút hơi thở cuối cùng lúc 3h chiều thứ sáu trên đồi Golgotha. Ít ai được biết rằng tối thứ năm rạng ngày thứ 6 trong đêm khuya, khi cả thành Giêrusalem đang yên giác ngủ say thì trong dinh Caipha, Chúa đã bị hành hạ tra tấn cực kỳ dã man, trước khi chúng cột giây thòng Chúa xuống hầm sâu để tạm giam, chờ ngày thứ sáu mới lôi Chúa ra pháp trường.
CUỘC MẠC KHẢI CỦA CHÚA GIÊSU
Chúa đã nói với nữ tu Maria Madalena như sau:
“Người Do Thái đã coi Cha như một kẻ khốn nạn nhất trên mặt đất. Vì thế:
Rồi Chúa nói tiếp với nữ tu Maria Madalena: “Hỡi nữ tu yêu dấu của Cha, Cha ước mong con làm sao cho mọi người biết đến 15 cực hình bí mật của Cha để tôn vinh mỗi cực hình đó. Bất cứ ai, mỗi ngày, với tình yêu thương đem dâng lên Cha một trong 15 cực hình đó, đồng thời lấy lòng sốt sắng đọc lời nguyện sau đây, người ấy sẽ được phần thưởng vinh hiển đời đời trong ngày phán xét.”
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, lòng con hằng ao ước được tôn vinh Chúa trong 15 cực hình bí mật mà Chúa đã phải chịu trong cuộc tra tấn đẫm máu cực báu Chúa đã đổ ra. Có bao nhiêu hạt cát dưới biển, bao nhiêu hạt lúa ngoài ruộng, bao nhiêu ngọn cỏ ngoài đồng, bao nhiêu hoa quả trong vườn, bao nhiêu lá trên cây, bao nhiêu bông hoa trong vườn, bao tinh tú trên trời, bao nhiêu thiên thần trên thiên đàng, bao nhiêu tạo vật dưới đất, thì là bấy nhiêu lần con chúc tụng Chúa, tôn vinh Chúa. Lạy Chúa Giêsu Kitô rất đáng yêu mến, lạy Thánh Tâm cực thánh của Chúa, lạy Máu cực châu báu của Chúa, lạy cuộc tử nạn thần thiêng của Chúa hy sinh cho loài người, lạy Mầu Nhiệm Cực Thánh là Thánh Thể trên bàn thờ, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chin phẩm các thiên thần vinh hiển, các thánh nam nữ trên trời, chúng con ca ngợi Chúa bây giờ muôn muôn đời đời chẳng cùng. Amen.
Nữ tu sĩ Maria Madalena thuộc dòng Thánh Phaxico là người thành La Mã, đã chết và được phong Chân Phước tại đây. Bà vốn có lòng ao ước được biết những cực hình mà Chúa đã phả bí mật chịu đựng trong đêm khuya trước ngày Ngài tử nạn. Chúa đã đáp lại lòng mong ước của bà. Chúa đã mạc khải cho bà.
Phải kiên trì.
”Thiên Chúa đã biết tất cả mọi sự ngay trước khi chúng ta cầu xin, tại sao Đức Giêsu còn nhắc bảo chúng ta: ”Hãy xin, hãy tìm, hãy gõ” ?
Ba động từ như ba lệnh truyền lặp đi lặp lại. Đành rằng Chúa thông biết mọi sự, cần gì phải xin, phải tìm, phải gõ? Thánh Augustinô giải thích “Hãy xin, Ngài sẽ cho. Những điều Ngài cho, Ngài chưa cho ngay để càng làm tăng thêm ước muốn của chúng ta và làm tăng giá trị cho của Ngài ban cho”.
Phải kiên trì khi cầu xin là để tăng thêm ước muốn của chúng ta, và cũng là để tăng thêm giá trị ơn Ngài sẽ ban. Nếu chúng ta chưa nhận được điều mình xin, thì không phải là Chúa không sẵn sàng ban ơn, nhưng có thể điều cầu xin ấy không mang lại ích lợi cho linh hồn chúng ta, hoặc Ngài muốn dành cho chúng ta một ơn lớn lao hơn. Cho dù sự đáp trả của Chúa không như lòng chúng ta mong ước hay không đúng lúc chúng ta mong đợi, thì đó cũng là bởi sự khôn ngoan và lòng yêu thương của một người Cha đầy lòng nhân ái (Carôlô).
Một hôm thánh Phanxicô Salêsiô nói: “Nếu một em bé thấy con chó dữ đàng xa, hung hăng nhào tới em thì em bé sẽ làm gì? Chạy trốn ư? Không thể được vì em chưa đủ sức. Vậy em phải làm sao? Chỉ còn một cách là em la lên thật to cầu cứu cha mẹ. Và cha mẹ em sẽ chạy đến để bênh vực em và cứu sống em”. Em bé đó chính là hình ảnh mỗi người chúng ta với sức riêng yếu đuối không thể tự mình bước tới được một bước trên con đường cứu rỗi. Và con chó đó chính là ba địch thù lợi hại của con người: ma quỉ, thế gian và xác thịt. Phải làm gì đây? Phải kêu cứu, phải cầu nguyện với Chúa, nếu không, đời ta sẽ gặp nguy khốn.
Phải cầu nguyện, nhưng phải cầu nguyện thế nào để đạt hiệu quả tối ưu? Ta hãy nghe thánh Phanxicô Salêsiô trả lời tiếp: “Con ruồi đậu trên đoá hoa này liền vội vã bay sang đoá hoa khác, luôn hay thay đổi, còn con ong mật thì lặng lẽ hoạt động, dừng lâu, hút cạn nhụy hoa rồi đem về tổ làm thành mật ngon ngọt. Không nên có thứ Kitô hữu-ruồi, mà phải là Kitô hữu-ong mật, nghĩa là phải kiên trì cầu nguyện”.
Sự cầu nguyện cũng có ảnh hưởng tới khoa học. Sức mạnh của lời cầu nguyện cũng đang được khoa học hiện đại kiểm nghiệm qua những hiệu quả lạ lùng. Bác sĩ Alexis Carrel (18173-1944), người đoạt giải Nobel về y khoa năm 1912 đã viết trong cuốn sách nhan đề “Man, the Unknown” như sau :
“Cầu nguyện là hình thức mạnh mẽ nhất của nghị lực mà chúng ta có thể phát sinh ra được. Ảnh hưởng của sự cầu nguyện trên thân thể và tâm trí giống như những tuyến hạch nằm kín đáo trong cơ thể tạo nên sức mạnh đề kháng. Chỉ trong sự cầu nguyện, chúng ta có được sự hiệp nhất thật hoàn hảo và nhịp nhàng giữa thân xác, tâm trí và tinh thần. Nó làm cho thân phận cỏ cây yếu đuối của con người trở thành một sức mạnh không thể lay chuyển được”.
1. Cầu nguyện là điều cần thiết.
Chúa dạy chúng ta cầu nguyện.
Chúa đã tạo dựng chúng ta không phải để chúng ta làm khán giả đứng ngắm nhìn quyền năng tạo dựng của Ngài, mà trái lại Ngài cho chúng ta thông phần vào quyền năng tạo dựng ấy. Đây chính là một phần ý nghĩa của câu “Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa”.
2. Hiệu lực của việc cầu nguyện.
Lúc 11 tuổi, nó bảo: "Cha mẹ tôi rất vĩ đại. Không có gì mà cha mẹ tôi không biết. Không có gì mà cha mẹ tôi không làm được".
Lên 16 tuổi, nó nói: "Cha mẹ tôi không vĩ đại như tôi tưởng. Không phải cái gì họ cũng biết và cũng làm được".
Lúc 19 tuổi, vào đại học, nó bảo: "Cha mẹ tôi thường cho mình là đúng, kỳ thực kiến thức của họ so với tôi còn kém xa".
Lúc 24 tuổi, tốt nghiệp đại học, nó phát biểu: "Cha mẹ tôi không hiểu tuổi trẻ; thanh niên thì tiến bộ, còn họ thì bảo thủ, cổ lỗ sĩ quá!".
Lúc 30 tuổi có vợ và con cái, nó khám phá ra chân lý sau đây: "Ở nhiều việc, cha mẹ tôi có lý".
Đến 50 tuổi, khi cha mẹ nó đã chết rồi, nghĩ đến cha mẹ, nó không cầm được lòng và tuyên bố: "Đúng là cha mẹ tôi thât tuyệt vời. Họ có đầu óc rất khôn ngoan và minh mẫn, xử sự rất hợp thời và rất có lý. Họ đúng là các vị thần!"
Đời là thế đó. Thay trắng đổi đen với thời gian. Lên án kẻ khác chỉ vì hẹp hòi.
(tinmung.net)
Lạy Chúa, thập giá là một hình phạt, là gánh nặng đối với những ai chưa tin vào quyền năng của Chúa. Nhưng đối với mỗi người chúng con, thập giá là Thánh Giá, là tình yêu và là con đường dẫn chúng con đến với Chúa.
Người đời tiếp tục bát bỏ, tiếp tục xỉ nhục thì chúng con càng cảm nghiệm rỏ ràng hơn về Mầu Nhiệm Thập Giá. Chúng con một lần nữa được sống lại với Đức Tin mà hằng ngày chúng con vẫn đang tìm kiếm, đang củng cố để Đức Tin ấy được bền vững và sống động hơn.
Chúng con xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng con; cách riêng giáo dân ở những nơi đang gặp áp bức; các việc cần làm trong lúc Giáo Hội VN đang gặp khó khăn, để chúng con cùng được đi trên đường Golgotha với Chúa, để chúng con có thể sống chứng nhân giữa đời và làm cho Đức Tin sinh nhiều hoa trái hầu người đời nhận ra rằng: bóng đen tội lỗi không bao giờ chiến thắng được ánh sáng chân lý. Amen
Hỗ trợ cho Nhóm Vào Đời: